Mứt Trái Cây Ngày Tết

Mứt trái cây đang là lựa chọn của nhiều gia đình. Tết này bạn sẽ có các món mứt ngon với Blog Mứt Trái Cây Ngày Tết. Blog sẽ giới thiệu đến các bạn các loại mứt ngon từ trái cây và các nguyên liệu khác với cách làm mứt đơn giản, tại nhà

Cách bảo quản mứt dừa sau khi làm

Mứt dừa là một loại mứt quen thuộc mỗi khi dịp xuân về, ngồi nhâm nhi một miếng mứt dừa cùng với một ly trà, nói chuyện nhau nghe, khung cảnh thật ấm cúng phải không nào. Chút ngọt của mứt dừa cùng hòa quyện vào vị đăng đắng của trà hai hương vị vô cũng hòa hợp.

f:id:muttraicayngaytet:20181207114913j:plain

Mứt dừa. (Ảnh Internet)

Mứt dừa rất dễ làm, chỉ cần chịu khó tốn chút thời gian là có thể làm ra được một mẻ vô cùng ngon. Nhưng với mỗi lần làm số lượng nhiều nhưng không phải ăn một lúc là hết, vậy nên làm thế nào để bảo quản nó không bị chảy nước hay bị mềm. Nếu bạn chưa biết cách bảo quản mứt dừa sau khi làm thì có thể tham khảo một vài cách dưới đây để có cho mình những mẹo nhỏ để bảo quản mứt được ngon hơn.

Cùng tìm hiểu qua các cách bảo quản mứt dừa sao cho được lâu và giữ được vị ngon ngậy đặc trưng nhé!

1. Nếu bạn tự làm mứt dừa, sau khi sao bạn cần cho ra khay và để thật nguội mới đem đi cất. Bước này khá đơn giản tuy nhiên chỉ chút nóng vội, việc cất mứt sớm trước khi nguội sẽ làm mứt dừa chảy nước, mất vị ngon. Nếu phơi khô 1-2 tiếng nữa thì mứt sẽ săn lại và trắng hơn.
2. Bảo quản mứt dừa trong các túi nilon hoặc hũ kín. Tốt nhất nên bảo quản trong hũ thủy tinh kín khí. Tương tự như mứt dừa, cách bảo quản này bạn có thể áp dụng với mứt bí và mứt gừng nhé.
3. Khi bảo quản trong lọ đựng, nên cho vào trong đó 1 lớp đường. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt, giúp bảo quản mứt lâu hơn.

4. Nên lựa chọn những loại khay có nắp kín. Khi cho mứt ra khay và khi không sử dụng đến mứt nữa nên đậy kín khay đựng mứt lại. Nếu bày ra khay thì nên áng chừng lượng mứt sử dụng để cho mứt ra khay, chỉ bày ra đủ dùng, hết rồi lại bày ra tiếp, hạn chế tiếp xúc với không khí ẩm bên ngoài.

5. Chuẩn bị nĩa để xiên mứt và đảm bảo mứt được sạch sẽ hơn. Tránh việc dùng tay làm ẩm ướt những sợi mứt khác, dễ chảy nước.

6. Một điều cực kỳ quan trọng là không bày mứt dưới nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sự nóng lên của nhiệt sẽ làm đường tan chảy và sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe.

7. Cho đường vào nồi, nấu đường cho tan rồi cho mứt quất vào đảo cùng hoặc dùng thìa rưới phần nước đường này lên. Tắt bếp và để mứt nguội. Sau đó bạn cho mứt vào hũ kín để đựng, túi nilong cũng là cách hay để bạn bảo quản đấy nhé!

8. Nếu bảo quản mứt trong tủ lạnh, nên hạn chế lấy mứt, hoặc lấy mứt trong tủ lạnh ra (tránh đem cả lọ (túi) mứt ra ngoài, tránh việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dễ bị chảy nước do chênh lệch mức nhiệt, mứt mất vị ngon.

 Bạn có thể xem bài viết đầy đủ ở đây nhé.

Cách làm mứt dừa không khó , tuy nhiên, do được phủ lớp bên ngoài là lớp đường mỏng mịn nên làm sao để mứt dừa không bị chảy nước thì không phải ai cũng biết. Bạn cũng có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Đối với mứt dừa sợi truyền thống, sau khi nạo mỏng dừa, bạn hãy rửa thật nhiều lần cho đến khi nước rửa dừa có màu trong sẽ giúp giảm dầu trong dừa, tránh bị chảy nước sau này.

Phương pháp khác nhanh và sạch dầu hơn là chần dừa trong nước sôi với chút muối khoảng 1 phút.

Dừa đã sạch cần để ráo nước ở nơi thoáng mát, có thể xóc lên hoặc dùng đũa đảo qua. Nên để dừa thật khô mới ngâm đường để giảm bớt lượng nước mà dừa phải ngậm.

Một bí quyết nhỏ mà các bà nội trợ vẫn truyền tai nhau, đó là khi ướp đường, nếu bạn sử dụng cùi dừa non thì nên ngâm đường lâu hơn một chút so với loại dừa già để cho nước trong cùi tiết ra nhiều hơn, khi sên mứt sẽ khô ráo và bảo quản lâu hơn.

Sên mứt là công đoạn quan trọng nhất trong cách làm mứt dừa không bị chảy nước. Dùng chảo to, đáy rộng và dày để sên mứt không dính.

Mỗi mẻ sên một lượng dừa vừa phải, ban đầu đun lửa to, khi nước đường sôi lên thì hạ lửa và đun liu riu. Làm như vậy mứt không bị cháy mà lượng nước trong dừa sẽ rút ra hết.

Khi dừa đã thành phẩm, bạn cần cho ra khay đựng và để thật nguội mới đem đi cất nhé. Bạn nhớ tãi đều ra cho mứt nguội và hong trước quạt cho mứt khô hơn hoặc cho vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 100 độ C cho mứt dừa khô hẳn.

Bước này khá đơn giản tuy nhiên chỉ cần chút nóng vội, thì việc cất mứt sớm trước khi nguội sẽ làm mứt dừa nhanh chảy nước và mất vị ngon. Nếu phơi khô từ 1-2 tiếng nữa thì mứt sẽ săn lại và trắng hơn bạn nhé.

Bảo quản mứt dừa trong các túi nilon hoặc là hũ kín. Tốt nhất bạn nên bảo quản trong hũ thủy tinh kín khí.

Khi bảo quản trong lọ đựng, bạn nên cho vào trong đó 1 lớp đường mỏng. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt, sẽ giúp bảo quản mứt lâu hơn.

Ngoài ra, mách nhỏ các bạn là xem tiếp...

Tại sao khi sên mứt dừa, sên mãi đường cứ bị keo lại không kết tinh được?

Đó là do để lửa lo ngay từ đầu, nên đường bị cháy thành kẹo không kết tinh được. Vì vậy, khi làm mứt, nguyên tắc là lửa vừa và nhỏ dần và tỉ lệ với việc tay đảo nhiều hơn khi càng về sau.

Hoặc cũng có thể bạn cho ít đường quá cũng làm cho mứt không kết tinh được.

Nếu mứt của bạn bị hỏng, bạn có thể rửa lớp đường keo đó đi, tiếp tục ngâm đường và sên lại.

Bạn cũng có thể xem qua video dưới đây về cách khác phục các lỗi khi làm mứt dừa nhé:

Hy vọng với một số mẹo nhỏ trên, Mứt Trái Cây Ngày Tết có thể giới thiệu đến bạn một vài cách có thể bảo quản mứt dừa của mình được ngon như khi mới làm. Tuy nhiên cũng có một vài đều lưu ý là không thể bảo quản và duy trì hương vị của mứt dừa trong thời gian quá dài vì dừa sẽ mất chất, có vị dầu và chuyển thành các chất gậy hại cho sức khỏe.

Thông thường chỉ nên bảo quản và sử dụng mứt dừa trong vòng tối đa 1 tháng để có chất lượng sử dụng tốt nhất và không nên tiếc bỏ đi khi màu sắc của mứt dừa thay đổi nhé. Chúc bạn có thể sử dụng món mứt dừa ngon đúng vị không thua kém ở tiệm với vài cách bảo quản ở trên nhé.

Bây giờ thì tham khảo thêm một số cách làm các loại mứt khác nhé: